Soi kèo góc AS Roma vs Frankfurt, 03h00 ngày 31/1

  发布时间:2025-02-02 11:00:26   作者:玩站小弟   我要评论
Hư Vân - 30/01/2025 04:30 Kèo phạt góc chelsea đấu với brightonchelsea đấu với brighton、、。
èogócASRomavsFrankfurthngàchelsea đấu với brighton   Hư Vân - 30/01/2025 04:30  Kèo phạt góc

相关文章

  • Các nước châu Âu có thể thực thi lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel của ICC - 1

    Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (Ảnh: Shutterstock).

    ICC ngày 21/11 công bố lệnh bắt giữ đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant, thủ lĩnh Hamas Mohammed Diab Ibrahim al-Masri (hay còn gọi là Mohammed Deif) "vì tội ác chiến tranh và tội chống lại loài người". Theo lệnh bắt giữ, các tội ác này được ghi nhận trong giai đoạn ít nhất từ ngày 8/10/2023 đến ngày 20/5 vừa qua.

    Quyết định của ICC đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều ở phương Tây. Một số quốc gia nhấn mạnh sự tôn trọng của họ đối với vai trò độc lập của tòa án, trong khi những quốc gia khác lên tiếng ủng hộ Israel.

    Hà Lan, Thụy Sĩ, Ireland, Italy, Thụy Điển, Bỉ và Na Uy đều tuyên bố sẽ thực hiện các cam kết và nghĩa vụ theo Quy chế Rome và luật pháp quốc tế.

    Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto nhấn mạnh rằng ICC đã "sai" khi đặt Thủ tướng Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Gallant ngang hàng với Hamas. Áo cũng cho biết họ sẽ tuân thủ quyết định của ICC, nhưng Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg thừa nhận lệnh bắt giữ này "hoàn toàn khó hiểu".

    Ngoại trưởng Hà Lan Caspar Veldkamp phát biểu trước quốc hội nước này rằng chính quyền sẽ hành động theo lệnh bắt giữ và tránh các cuộc tiếp xúc không cần thiết với những người bị ICC nêu tên.

    Geert Wilders, người đứng đầu đảng Tự do của Hà Lan, một thành viên của liên minh cầm quyền, đã lên án quyết định của ICC, nói rằng chính quyền Israel đang phải đối mặt với lệnh bắt giữ thay vì nhận được sự thông cảm và hỗ trợ của quốc tế.

    Tại Pháp, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Christophe Lemoine cho biết việc có khả năng hành động theo lệnh bắt giữ của ICC là một "vấn đề pháp lý phức tạp", trong khi thừa nhận tầm quan trọng của việc hành động theo các quyết định của ICC. Tuy nhiên, người phát ngôn từ chối nói liệu Pháp có bắt giữ ông Netanyahu hay ông Gallant nếu họ đến nước này hay không.

    Trong khi đó, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã lên án quyết định của ICC, nói rằng ông sẽ mời nhà lãnh đạo Israel đến Hungary. Ông Orban chỉ trích lệnh bắt giữ của ICC là "sai lầm", đồng thời cho biết Thủ tướng Netanyahu có thể tiến hành đàm phán tại Hungary "trong điều kiện an toàn đầy đủ".

    "Hôm nay, tôi sẽ mời thủ tướng Israel, ông Netanyahu, đến thăm Hungary và trong lời mời đó, tôi sẽ đảm bảo với ông ấy rằng nếu ông ấy đến, phán quyết của ICC sẽ không có hiệu lực tại Hungary và chúng tôi sẽ không tuân theo nội dung của phán quyết đó", ông Orban tuyên bố.

    Trong EU, Hungary và Cộng hòa Séc là những nước ủng hộ mạnh mẽ Israel, trong khi các nước như Tây Ban Nha và Ireland nhấn mạnh sự ủng hộ đối với Palestine.

    Phản hồi về quyết định của ICC, Bộ Ngoại giao Séc cho biết Prague sẽ tôn trọng các nghĩa vụ pháp lý quốc tế của mình.

    Tuy nhiên, Thủ tướng Séc Petr Fiala gọi quyết định của ICC là "đáng tiếc".

    "(Động thái này) làm suy yếu thẩm quyền của ICC trong các trường hợp khác khi đánh đồng các lãnh đạo được bầu của một quốc gia dân chủ với các chỉ huy của một tổ chức Hồi giáo", thủ tướng Séc cho biết.

    Theo RT'/>
  • Ông Kim Jong-un: Nga có quyền tự vệ trước Ukraine, buộc phương Tây trả giá - 1

    Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Belousov tại Bình Nhưỡng ngày 29/11 (Ảnh: Yonhap).

    Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã có cuộc gặp "thân mật và đáng tin cậy" với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Belousov tại Bình Nhưỡng vào ngày 29/11.

    Trong cuộc họp, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã lên án Mỹ và phương Tây vì cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga. Ông Kim Jong-un gọi động thái này là hành động can thiệp quân sự "trực tiếp".

    "Nga có quyền tự vệ khi hành động kiên quyết nhằm buộc các thế lực thù địch phải trả giá", ông Kim Jong-un nhấn mạnh.

    Ông Kim Jong-un khẳng định rằng "chính phủ, quân đội và nhân dân Triều Tiên sẽ luôn ủng hộ chính sách của Nga nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình trước các động thái bá quyền của đế quốc", KCNA đưa tin.

    Ông Kim Jong-un: Nga có quyền tự vệ trước Ukraine, buộc phương Tây trả giá - 2

    Ông Kim Jong-un và Bộ trưởng Quốc phòng Nga hội đàm (Ảnh: Yonhap).

    Theo KCNA, ông Kim Jong-un cam kết mở rộng quan hệ với Nga trong mọi lĩnh vực, bao gồm quân sự, theo quan hệ đối tác chiến lược toàn diện mà ông đã ký với Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 6, trong đó có thỏa thuận phòng thủ chung.

    Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Belousov đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Triều Tiên No Kwang-chol.

    "Bộ trưởng Quốc phòng Nga bày tỏ mong muốn mở rộng hơn nữa sự hợp tác cùng có lợi trong tình hình quốc tế phức tạp", KCNA cho biết.

    Theo truyền thông Nga, Bộ trưởng Belousov nói rằng sự hợp tác giữa Nga và Triều Tiên đang "mở rộng" trong nhiều lĩnh vực, bao gồm quân sự. Hai bên cũng cam kết thực hiện mọi thỏa thuận đã đạt được ở cấp cao nhất.

    Ông Belousov bày tỏ sự tin tưởng rằng "các cuộc thảo luận sẽ củng cố hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược Nga - Triều Tiên trong ngành công nghiệp quốc phòng".

    Trong chuyến thăm của Tổng thống Putin tới Bình Nhưỡng hồi tháng 6, hai bên đã ký Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện Nga - Triều Tiên nhằm thay thế một số thỏa thuận trước đó giữa 2 nước.

    Theo hiệp ước, nếu một trong 2 bên bị một hoặc nhiều nước khác tấn công và rơi vào tình trạng chiến tranh, bên còn lại sẽ lập tức sử dụng mọi phương thức có thể để cung cấp hỗ trợ về quân sự hoặc các lĩnh vực khác.

    Mỹ và đồng minh nhiều lần cáo buộc Triều Tiên cung cấp vũ khí cho Nga để hỗ trợ Moscow trong cuộc chiến chống Ukraine và đổi lấy viện trợ công nghệ cho các chương trình hạt nhân, tên lửa của Bình Nhưỡng.

    Mỹ và Ukraine cáo buộc Triều Tiên đã cung cấp cho Moscow các tên lửa đạn đạo, trong số đó có các tên lửa được sử dụng để tấn công các mục tiêu ở Ukraine từ cuối năm ngoái. 

    Mỹ cũng cáo buộc Triều Tiên đưa hơn 11.000 quân tới Nga để chiến đấu cùng lực lượng Moscow trong cuộc xung đột với Ukraine.

    Nga và Triều Tiên đến nay tiếp tục bác bỏ cáo buộc Triều Tiên đưa quân đến Nga để tham chiến, cho rằng những cáo buộc này là vô căn cứ. Mặt khác, Moscow nêu rõ, kể cả kịch bản Triều Tiên đưa lính đến Nga cũng không vi phạm luật pháp quốc tế.

    Theo Yonhap'/>

    Ông Kim Jong

    2025-02-02
  • Tình thế bị dồn vào chân tường của những người Ukraine trốn nhập ngũ - 1

    Ukraine đang đối mặt với tình trạng thiếu binh sĩ chiến đấu (Ảnh: Reuters).

    Mỗi sáng, Artem, một sĩ quan tuyển quân Ukraine tại Donbass, tham gia một cuộc họp ngắn. Tại đây, nhóm của anh sẽ phân chia nơi họ cần đến: quán cà phê, nhà hàng, thậm chí là hộp đêm. Họ sẽ đến bất cứ nơi nào có thể tìm thấy những thanh niên trong độ tuổi chiến đấu. Sau đó, công việc khó khăn bắt đầu.

    Artem mô tả những người nhận lệnh triệu tập giống như "bị dồn vào chân tường" khi họ bị buộc đưa lên xe để tới các trung tâm tuyển quân.

    "Họ tiếp tục chống trả mạnh mẽ ngay cả sau khi đã lên xe. Những người chống chọi thậm chí dọa trả thù các đồng nghiệp của chúng tôi, hoặc gia đình của họ", Artem cho biết.

    Quân đội Ukraine đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân lực khi quân đội Nga tiến quân với tốc độ nhanh nhất kể từ khi cuộc chiến bắt đầu.

    Bên cạnh đó, Mỹ đang kêu gọi Kiev để hạ độ tuổi huy động từ 25 xuống 18 để bù đắp những tổn thất trên chiến trường và giúp chống lại cuộc tấn công của Nga. Ukraine đã từ chối phương án này, nhấn mạnh họ cần vũ khí viện trợ hơn, trong khi Washington cho rằng nhân lực mới là yếu tố chủ chốt có thể làm nên thành công cho Kiev.

    Theo Telegraph,sự sống còn của Ukraine giờ đây phụ thuộc vào việc nhóm của Artem có thể đưa được bao nhiêu người đến chiến hào và đưa nhanh đến mức nào.

    Artem, người yêu cầu không sử dụng tên thật, làm việc cho Trung tâm tuyển dụng và hỗ trợ xã hội (TCC), điều mà anh không bao giờ nói với gia đình hoặc bạn bè.

    Công việc của TCC đã trở thành tâm điểm chú ý khi có những video lan truyền ghi lại cảnh những người đàn ông mặc đồ rằn ri chặn đường những người khác và buộc họ lên xe để về trung tâm tuyển quân.

    Hoạt động tuyển quân ở Ukraine được so sánh với trò "mèo vờn chuột". Hình ảnh các sĩ quan TCC được đăng tải trên nhóm chat để cảnh báo những người muốn trốn nhập ngũ rời đi.

    Những thanh niên trong các nhóm trò chuyện chia sẻ về việc họ hạn chế ra khỏi nhà, không tới tàu điện ngầm hoặc ra các khu vực đông đúc ở trung tâm thành phố, những nơi họ có thể bị đưa đi.

    Tình thế bị dồn vào chân tường của những người Ukraine trốn nhập ngũ - 2

    Nhiều nam giới ở Ukraine tìm cách lẩn trốn để tránh phải nhập ngũ chiến đấu (Ảnh: AFP).

    Các sĩ quan TCC như Artem được miêu tả với hình tượng không mấy tích cực, là những người sẵn sàng dùng đến các biện pháp cực đoan để đạt được chỉ tiêu tuyển tân binh hàng tháng.

    Các sĩ quan TCC chịu trách nhiệm về nghĩa vụ quân sự ở Ukraine và phải đảm bảo tất cả nam giới ở Ukraine trong độ tuổi chiến đấu, đều được đăng ký nghĩa vụ quân sự, khi đất nước đang trong tình trạng thiết quân luật.

    Nhiều nam giới ở Ukraine đã được đăng ký trong cơ sở dữ liệu quân sự của đất nước. Nhưng những người khác đã lẩn tránh quy định này trong gần 3 năm, với hy vọng không phải nhập ngũ, vì sợ rằng họ sẽ trở về từ tiền tuyến trong tình trạng thương tật hoặc tồi tệ hơn là thiệt mạng.

    Mỗi ngày, Artem và các đồng đội chia nhau đi khắp khu vực để làm nhiệm vụ. Một số sĩ quan tới những trạm kiểm soát quân sự tại các điểm ra vào quan trọng của thành phố, trong khi những người khác tuần tra trên đường phố và chặn bất kỳ người đàn ông nào họ gặp.

    Họ cũng làm việc tại các lối vào chợ, công viên, bãi biển, quán cà phê và các khu vực gần nhà máy hoặc các doanh nghiệp khác nơi nam giới làm việc, Artem cho biết.

    Artem thừa nhận anh có chỉ tiêu cần đạt được để hoàn thành nhiệm vụ và giờ đây, do không có đủ người, nên anh phải dừng toàn bộ nam giới mình gặp lại để kiểm tra.

    Khi bắt đầu làm việc cho TCC, Artem sẽ không dừng những người đàn ông trông có vẻ yếu ớt lại, nhưng bây giờ anh đã làm vậy.

    Sau khi được đưa lên xe, nam giới trong tuổi huy động sẽ được đưa đi kiểm tra y tế. Những người đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa tới các trung tâm huấn luyện để chuẩn bị ra tiền tuyến.

    "Trước đây, chúng tôi cho phép mọi người về nhà và đóng gói hành lý, nhưng gần đây, họ không tự nguyện đi kiểm tra y tế. Họ lẩn trốn và không xuất hiện. Đôi khi, chúng tôi phải tịch thu điện thoại của họ tùy theo tình hình", anh nói.

    Sự xuất hiện của sĩ quan TCC đã khiến nhiều nam giới Ukraine lo lắng.

    Một người có biệt danh Basiley cho biết: "Nam giới trong độ tuổi nhập ngũ sợ đi lại tự do trên phố. Nếu bạn đi tàu điện ngầm Kiev, bạn sẽ thấy những thanh niên dưới 25 tuổi, những người mặc quân phục hoặc người già, nhưng không phải những nam giới từ 25 đến 40 tuổi, vì chúng tôi lo sợ".

    Basiley, 35 tuổi, cho biết anh tránh mọi chuyến đi không cần thiết đến trung tâm thành phố Kiev. Khi Basiley rời khỏi nhà, anh cho biết anh cảm thấy lo lắng, sợ bất kỳ chiếc xe lớn nào di chuyển chậm bên cạnh anh.

    Bình luận về việc TCC sử dụng biện pháp mạnh tay để buộc nam giới nhập ngũ, Basiley cho biết: "Đây là một vấn đề nghiêm trọng vì mọi người hiểu rằng đây là con đường một chiều. Chúng tôi không có quy tắc cụ thể nào về thời gian mà mọi người phải phục vụ trong quân đội, và khi bạn bị nhập ngũ, bạn sẽ phải chiến đấu mãi mãi mà không được xuất ngũ".

    Ukraine đang thiếu quy định về thời gian phục vụ trong quân đội tối đa và điều này đã khiến nhiều quân nhân phải chiến đấu liên tục mà không được nghỉ ngơi hay điều chuyển trong nhiều tháng trời. Đây cũng là một trong những lý do dẫn tới vấn nạn đào ngũ trong quân đội.

    Artem đã làm việc cho TCC trong hơn một năm rưỡi. Khi mới nhận nhiệm vụ, anh cảm thấy thương và thông cảm với những người mà anh buộc lên xe về trung tâm tuyển quân.

    "Tôi đã học cách kiểm soát cảm xúc và giờ tôi coi đó là công việc. Tôi luôn có lập trường: Nếu không phải là họ thì sẽ là tôi. Tôi tin rằng làm việc cho TCC tốt hơn là trốn tránh cơ quan này".

    Theo Telegraph'/>
  • Binh sĩ Trung Quốc - Ấn Độ tặng kẹo cho nhau ở biên giới tranh chấp - 1

    Ấn Độ và Trung Quốc nhất trí xuống thang căng thẳng, đồng thời tặng kẹo cho nhau (Ảnh: AFP).

    Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã trao đổi những hộp kẹo vào ngày 31/10 tại khu vực biên giới tranh chấp chủ quyền ở Himalaya.

    Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia đông dân nhất thế giới, đã leo thang căng thẳng liên quan tới phần lãnh thổ dọc Đường kiểm soát thực tế.

    Tuy nhiên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã gặp nhau bên lề cuộc họp của BRICS tại Nga vào tuần trước. Đây là lần đầu hai nhà lãnh đạo gặp nhau sau 5 năm.

    Trong cuộc họp, ông Tập kêu gọi hai bên "tăng cường giao tiếp và hợp tác", trong khi ông Modi cho biết "lòng tin tưởng lẫn nhau" sẽ định hướng mối quan hệ với Trung Quốc.

    Ấn Độ và Trung Quốc đã hoàn tất việc rút quân khỏi 2 điểm trên biên giới ở khu vực Himalaya đang tranh chấp theo đúng kế hoạch, một quan chức quốc phòng Ấn Độ cho biết.

    Hai nước láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân đã đạt được thỏa thuận vào tuần trước về việc tuần tra biên giới chung tại vùng Ladakh để chấm dứt tình trạng đối đầu quân sự kéo dài 4 năm, mở đường cho việc cải thiện quan hệ chính trị và kinh tế song phương.

    Trung Quốc và Ấn Độ có hàng nghìn km đường biên giới chưa được phân định dọc theo dãy Himalaya. Đường kiểm soát thực tế (LAC) hiện tại là ranh giới ngừng bắn sau khi hai bên tiến hành một cuộc chiến tranh biên giới vào năm 1962. Trong hàng chục năm qua, xung đột ở khu vực tranh chấp chủ quyền vẫn diễn ra.

    Ngày 31/10, các bức ảnh do quân đội Ấn Độ công bố cho thấy các binh sĩ hai nước bắt tay nhau và tặng kẹo cho phía còn lại ở khu vực Ladakh và Arunachal Pradesh.

    Điều đó báo hiệu sự xuống thang căng thẳng giữa hai nước kể từ cuộc đụng độ năm 2020 tại biên giới, khiến ít nhất 24 người từ hai phía thiệt mạng.

    Tuy nhiên, hai cường quốc quân sự vẫn duy trì binh sĩ và vũ khí ở khu vực sâu hơn, do tranh chấp chủ quyền vẫn chưa được giải quyết. Họ sẽ tiến hành tuần tra chung theo thỏa thuận trước đó.

    Theo AFP'/>

最新评论